Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là việc làm cần thiết để tầm soát và phát hiện sớm tình trạng tiểu đường. Tiểu đường thai kỳ có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe mẹ và bé chính vì vậy việc thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là việc không thể bỏ qua với mẹ bầu!
Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ lên sức khỏe mẹ bé?
Tiểu đường thai kỳ là dạng tiểu đường gặp phải trong thời gian mang thai của mẹ bầu trước khi mang thai chưa từng bị tiểu đường. Đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa khi mang thai, đa số tình trạng này sẽ chấm dứt sau sinh, một số trường hợp có thể chuyển thành dạng tiểu đường type 2.
➤ Xem chi tiết trong bài viết: Những điều mẹ bầu cần biết về tiểu đường thai kỳ!
Trong quá trình mang thai, nếu bị tiểu đường thai kỳ, sức khỏe cả mẹ và bé đều sẽ bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực. Ngoài việc mẹ tăng cân quá mức ra còn có những nguy cơ sau:
Đối với mẹ bầu trong thời gian mang thai
- Đa ối khiến làm tử cung to nhanh có thể gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp cho mẹ
- Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non
- Tăng nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật gấp 4 lần
- Dễ xảy ra nhiễm trùng và thường nặng nề hơn, nhất là viêm thận, bể thận
- Thời gian huyển dạ kéo dài, sinh khó, tăng nguy cơ sang chấn và băng huyết sau sinh
- Nguy cơ sinh mổ rất cao và những nguy cơ do phẫu thuật cũng tăng
- Rối loạn lượng đường trong máu nặng có thể đưa đến hôn mê…
Đối với thai nhi trong bụng mẹ
- Nguy cơ dị tật thai nếu mẹ bị tiểu đường từ trước khi có thai mà không được điều trị đúng cách.
- Thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng (hoặc quá to, hoặc quá nhỏ). Trong trường hợp thai to sẽ khiến mẹ sinh khó, có thể gặp sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay… Mẹ cũng dễ phải lựa chọn phương pháp sinh mổ vì con quá to.
- Tỉ lệ tử vong chu sinh tăng gấp 2 – 5 lần. Thai nhi có thể bị chết lưu đột ngột do đường huyết tăng quá cao.
Đối với mẹ bầu sau sinh
- Khó lấy lại vóc dáng ban đầu vì tăng cân quá nhiều trong quá trình mang thai
- Nguy cơ tiểu đường thai kỳ trong những lần mang thai tiếp
- Nguy cơ tiểu đường tuýp 2 sau sinh
Đối với trẻ sơ sinh, khi được sinh ra bởi mẹ bị tiểu đường thai kỳ
- Trẻ sơ sinh dễ bị suy hô hấp do phổi chậm trưởng thành khi có tình trạng tăng đề kháng với Insulin;
- Trẻ sơ sinh dễ bị hạ đường huyết, hạ can xi, vàng da nặng và có thể hôn mê;
- Khi lớn lên trẻ dễ bị béo phì, tiểu đường, cao huyết áp…
Tại sao cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một trong những xét nghiệm rất cần thiết để đánh giá sàng lọc nguy cơ tiểu đường – bệnh lý gây nguy hại cho cả mẹ lẫn con. Hiện nay, hầu hết các mẹ bầu vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó tiểu đường thai kỳ đa số không có triệu chứng phân biệt cụ thể, rất dễ nhầm lẫn với tình trạng thai nghén chính vì vậy mẹ bầu càng dễ chủ quan tin rằng mình không mắc tiểu đường vì không có triệu chứng chính vì vậy số phần trăm tỷ lệ mẹ bầu sàng lọc tiểu đường chưa thực sự cao. Trong khi đó tiểu đường lại là vấn đề rất đáng lo ngại với sức khỏe thai phụ.
Nếu tiểu đường thai kỳ không được phát hiện sớm và có phương hướng kìm hãm giải quyết triệt để sẽ làm tăng nguy cơ bệnh lý, tiền sản giật thậm chí tử vong cho cả mẹ và bé. Việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là cách duy nhất để phát hiện bệnh.
Tiểu đường thai kỳ phát hiện càng sớm thì việc chủ động chữa điều trị càng dễ dàng hơn, nguy cơ xảy ra các biến chứng càng thấp.
Vậy nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi nào?
Hầu hết các trường hợp tiểu đường thai kỳ mới thường xảy ra trong nữa sau chu kỳ mang thai. Chính vì vậy thời điểm lý tưởng để xét nghiệm tiểu đường là từ tuần thứ 26-28 thai kỳ.
Tuy nhiện với các trường hợp như có tiền sử tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu béo phì, hoặc xuất hiện các triệu chứng tiểu đường như khác nước, ăn nhiều, uống nhiều, mệt mỏi quá mức… thì cần chủ động xét nghiệm tiểu đường sớm hơn. Cụ thể các thời điểm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như sau:
- Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần 26-28 của thai kỳ cho tất cả các thai phụ chưa được chẩn đoán tiểu đường trước đó.
- Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ngay lần đầu tiên khám thai với các thai phụ có yếu tố nguy cơ cao bao gồm: thai phụ > 35 tuổi, bị béo phì, có tiền sử bản thân hoặc gia đình bị tiểu đường, đã từng sinh con to > 4kg, buồng trứng đa nang, thai chết lưu không rõ nguyên nhân, bệnh về đường niệu. Nếu xét nghiệm tiểu đường ở 3 tháng đầu của thai kỳ thì áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường như người bình thường (bỏ tiêu chuẩn về HbA1C). (➤ Xem thêm: Các tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường!)
- Xét nghiệm tiểu đường sau sinh đối với thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ sau khi sinh từ 4 – 12 tuần (áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường như người bình thường) để chẩn đoán tiểu đường thực sự.
Thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào?
Có 2 cách để thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đó là sử dụng phương pháp xét nghiệm 1 bước và xét nghiệm 2 bước. Cả 2 cách này đều cho ra kết quả nguy cơ tiểu đường thai kỳ!
Cách xét nghiệm 1 bước
Với cách xét nghiệm tiểu đường thai kỳ áp dụng 1 bước, khi mẹ bầu đến làm xét nghiệm tại cơ sở y tế chuyên khoa sẽ được kiểm tra mức độ dung nạp glucose trong 2 giờ đồng hồ. Với phương pháp này yêu cầu thai phụ không được ăn uống bất kỳ thứ gì trong vòng 8-14 tiếng trước khi làm xét nghiệm.
Thực hiện xét nghiệm được diễn ra như sau:
Mẹ bầu được yêu cầu uống dung dịch có chứa 75g glucose và được lấy máu xác định nồng độ tiểu đường 3 lần:
- Lần 1 sau khi vừa uống xong
- Lần 2 sau lần thứ nhất 1 tiếng
- Lần 3 sau lần thứ hai 1 tiếng
Dựa vào kết quả 3 lần uống, khi đó sẽ có kết luận tình trạng mẹ bầu.
Xét nghiệm 2 bước
Với phương pháp này, mẹ bầu không cần kiêng khem hoặc thay đổi chế độ ăn uống trước khi làm xét nghiệm. Quá trình thực hiện sẽ diễn ra 2 bước như sau:
Bước 1: Mẹ bầu được yêu cầu uống dung dịch có chứa 50g glucose trong vòng 5 phút. Sau 1 giờ đồng hồ sẽ tiến hành lấy máu để kiểm tra đường huyết.
Bước 2: Nếu kết quả đường máu cao, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose trong vòng 3 tiếng đồng hồ cho mẹ bầu vào hôm khác. Để thực hiện bước thứ 2 này cũng đòi hỏi yêu cầu người làm xét nghiệm không ăn uống bất kỳ thứ gì trong vòng 8-14 tiếng. Thai phụ sẽ được yêu cầu uống dung dịch có chứa 100g glucose. Sau đó y tá lấy máu khoảng 3 lần (cách nhau 60 phút mỗi lần) để đem đi kiểm tra mức độ đường huyết.
➤ Xem thêm: Các phương pháp chẩn đoán tiểu đường hiện nay
Cách đọc chỉ số xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chuẩn xác
Để biết được mẹ bầu có bị tiểu đườn thai kỳ hay không, các chuyên gia y tế, bác sĩ, y tá cần căn cứ vào chỉ số xét nghiệm tiểu đường. Cụ thể như sau
Xét nghiệm 1 bước
Nếu chỉ số xét nghiệm dung nạp glucose với dung dịch 75g glucose trong 2 giờ của mẹ bầu có giá trị như sau:
- Đường huyết lúc đói: > 92 mg/dl (5,1 mmol/l)
- Sau 1 giờ sau uống glucose: > 180 mg/dl (10,0 mmol/l)
- Sau 2 giờ sau uống glucose: > 153 mg/dl (8,5 mmol/l)
Nếu nhiều hơn 1 giá trị giống như trên thì được coi là bất thường và kết luận mẹ bầu đã mắc tiểu đường thai kỳ
Xét nghiệm 2 bước
Nếu sau 1h uống dung dịch glucose, kết quả xét nghiệm đường huyết ≤ 140 mg/dl (tương ứng với 7,8 mmol/l) thì cho thấy bạn không bị tiểu đường thai kỳ. Nếu kết quả này lớn hơn mức 140 mg/dl thì bạn được yêu làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose đường uống vào ngày khác.
Nếu có từ 2-4 giá trị của mẹ bầu cao hơn mức cho phép thì kết luận đã bị tiểu đường thai kỳ: Các chỉ số cao hơn được xác định là:
- Đường huyết lúc đói: 95 mg/dl (5,3 mmol/l)
- Sau 1 giờ sau uống glucose: > 180 mg/dl (10,0 mmol/l)
- Sau 2 giờ sau uống glucose: > 155 mg/dl (8,6 mmol/l)
- Sau 3 giờ sau uống glucose: > 140 mg/dl (7,8 mmol/l)
Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là bao nhiêu?
Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở mỗi cơ sở y tế có giá khác nhau, thông thường giao động từ từ 80.000- 250.000 VNĐ tùy từng cơ sở y tế nơi thai phụ lựa chọn làm xét nghiệm.
Các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đều không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Chính vì vậy để có một thai kỳ khỏa mạnh mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường để kịp thời nắm bắt tình trạng sức khỏe bà bầu, giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu?
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một xét nghiệm đơn giản vì vậy tất cả các bệnh viện trên cả nước đều có thể thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
Tuy nhiên, để được các bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao thăm khám trực tiếp và đưa ra lời khuyên cũng như phác đồ điều trị nếu mắc tiểu đường thai kỳ tốt nhất, chính xác và hiệu quả nhất thì nên lựa chọn các bệnh viện uy tín.
Lời khuyên cho mẹ bầu khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Để kết quả chính xác nhất và thoải mái khi thực hiện xét nghiệm tiểu đường mẹ bầu cần biết những thông tin sau:
- Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ không gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé, nhưng có thể gây cảm giác buồn nôn sau khi uống dung dịch glucose
- Khi thực hiện xét nghiệm này mẹ bầu cần kết thúc buổi ăn tối ngày hôm trước ít nhất là 8 tiếng đến thời điểm thực hiện xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất.
- Mẹ bầu nên mang theo một ít thức ăn để tránh bụng đói cồn cào ngay sau khi lấy mẫu máu cuối cùng. Bên cạnh đó cũng nên mang theo điện thoại, sách, máy nghe nhạc… để giải trí trong lúc chờ đợi.
Hi vọng những thông tin trên đã cung cấp đầy đủ về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu. Nếu còn bất cứ câu hỏi thắc mắc nào hãy gọi đến Hotline: 18001190 (Miễn cước) để được nghe giải đáp tư vấn!