Tiểu đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Các phương pháp xét nghiệm tiểu đường giúp bác sĩ đánh giá và chẩn đoán đúng bệnh lý. Vậy xét nghiệm tiểu đường là gì và được thực hiện như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây nhé.
☛ Có thể bạn cần đọc: Bệnh tiểu đường là gì?
Mục lục
Xét nghiệm tiểu đường là gì?
Xét nghiệm tiểu đường là phương pháp giúp xác định nồng độ glucose máu ở thời điểm nhất định. Dựa trên kết quả thu được, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán và đánh giá mức độ tiểu đường của người bệnh. Đây cũng là cơ sở để các bác sĩ tiến hành xây dựng phác đồ trị liệu phù hợp với từng bệnh nhân.
Một bệnh nhân được chẩn đoán là mắc đái tháo đường khi có một trong 4 tiêu chí sau:
- Chỉ số glucose máu lúc đói từ 126 mg/ dL trở lên
- Chỉ số glucose máu sau 2h làm nghiệm pháp dung nạp đường uống từ 200 mg/ dL trở lên
- Chỉ số glucose máu trung bình HbA1C từ 6.5% trở lên
- Chỉ số glucose máu ở thời điểm bất kỳ từ 200 mg/ dL trở lên.
Theo các bác sĩ, xét nghiệm tiểu đường nên được thực hiện định kỳ 1 – 3 năm/ lần tùy từng đối tượng.
☛ Tìm hiểu thêm thông tin với bài viết: Glucose trong máu và những thông tin quan trọng!
Đối tượng nào nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường?
Thói quen sống vội, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học khiến bệnh tiểu đường trở thành nguy cơ thường trực của tất cả mọi người. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn được khuyến khích thực hiện xét nghiệm sớm và thường xuyên.
- Người thừa cân, béo phì: Được xác định là những người có chỉ số BMI vượt ngưỡng 25. Các khảo sát cho thấy, người béo phì thường gặp phải tình trạng rối loạn chuyển hóa. Không những vậy, đa số người béo phì còn có thói quen ăn uống thiếu khoa học, ít vận động. Điều này khiến nồng độ glucose máu và mỡ máu rất cao, dễ gây nguy hiểm.
- Những người mắc bệnh gout: Những người mắc tiểu đường lâu năm có thể dẫn đến suy thận và hình thành bệnh gout. Lý do là khi thận suy giảm, acid uric không được lọc bỏ mà tích tụ tại các khớp xương. Vậy nên, người bị gout nên được làm xét nghiệm tiểu đường.
- Người tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu: Huyết áp bất thường kết hợp cùng tình trạng rối loạn mỡ máu là những biểu thường thường thấy ở bệnh nhân đái tháo đường. Vậy nên, nhóm đối tượng này cũng được khuyến khích nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường.
- Phụ nữ mang thai: Quá trình mang thai khiến cơ thể mẹ bầu đối diện với rối loạn nội tiết tố rất lớn làm ảnh hưởng đến khả năng dung nạp đường của cơ thể. Do đó, ở tuần thai kỳ thứ 24 – 28, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm tiểu đường.
- Người trên 45 tuổi: Ở độ tuổi này, cơ thể bắt đầu có những suy giảm về nội tiết tố. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa glucose trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Vậy nên, từ sau tuổi 45, bạn nên tiến hành xét nghiệm tiểu đường định kỳ 3 năm/ lần hoặc khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường.
- Người có tiền sử gia đình bị tiểu đường: Các nghiên cứu cho thấy, những người có người thân trong gia đình bị tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Vậy nên, ngay khi thấy cơ thể gặp phải những dấu hiệu của bệnh tiểu đường như: sụt cân, mệt mỏi, tiểu nhiều, khát nước nhiều,… bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra đái tháo đường.
Các xét nghiệm tiểu đường được tiến hành ở bệnh viện và được thực hiện bởi cán bộ nhân viên y tế. Ngay khi cảm thấy nghi ngờ về sức khỏe của mình, bạn nên chủ động đến cơ sở y tế sớm nhất để được tư vấn thăm khám, điều trị.
Top 6 xét nghiệm giúp chẩn đoán tiểu đường nhanh chóng và chính xác
Xét nghiệm glucose nước tiểu
Ở người bình thường, glucose máu sau khi đi qua màng lọc cầu thận sẽ được tái hấp thu hoàn toàn ở ống thận. Chỉ khoảng 0.05 mmol glucose xuất hiện trong tổng lượng nước tiểu 24h. Đây là lý do khiến đa số các xét nghiệm glucose niệu sẽ trả về kết quả “âm tính”. Glucose chỉ xuất hiện trong nước tiểu khi glucose máu tăng cao vượt ngưỡng 160 – 180 mg/ dL. Vậy nên, xét nghiệm glucose trong nước tiểu có thể coi như một phương pháp giúp sàng lọc đái tháo đường.
Tuy nhiên, gần đây phương pháp này không nhận được sự tín nhiệm cao bởi:
- Chức năng tái hấp thụ glucose tại thận của nhiều người bẩm sinh đã thấp. Điều này khiến cho đường xuất hiện trong nước tiểu ngay cả khi đường máu chưa cao.
- Các trường hợp rối loạn enzym bẩm sinh như fructose, galactose có thể khiến cho glucose niệu dễ dương tính.
Xét nghiệm glucose máu ngẫu nhiên
Một trong những xét nghiệm được WHO công nhận có tính chẩn đoán tiểu đường là xét nghiệm đường máu ở thời điểm bất kỳ. Lúc này, chỉ số chẩn đoán tiểu đường được xác định:
- GI trong huyết tương từ 200 mg/ dL trở lên.
- GI trong máu toàn phần từ 180 mg/ dL trở lên.
Xét nghiệm này có thể thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày mà không cần quan tâm đến bữa ăn của bệnh nhân. Tuy nhiên, trường hợp đường máu thấp hơn 7,8 mmol/ L, bệnh nhân cần thực hiện nghiệm pháp tăng đường huyết để đưa ra kết luận.
Xác định đường máu ngẫu nhiên được thực hiện bằng 2 cách. Cách thứ nhất là lấy máu ly tâm để tách huyết tương và thực hiện xét nghiệm đường huyết. Cách thứ hai là sử dụng ngay máu toàn phần từ mao mạch để kiểm tra nồng độ đường. Cách thứ nhất được cho là có kết quả chuẩn xác hơn.
Xét nghiệm glucose máu lúc đói
Đây là phương pháp xét nghiệm được thực hiện ở đa số các bệnh viện hiện nay. Ở người bình thường, mức đường huyết lúc đói dao động từ 4,4 -5,0 mmol/L. Một người được chẩn đoán là mắc tiểu đường khi glucose máu đạt 126 mg/ dL trong 2 lần xét nghiệm cách nhau từ 1 – 7 ngày.
Khi thực hiện xét nghiệm này, chỉ số đường máu trong huyết tương thường cao hơn đường máu toàn phần từ 10 – 15%. Cụ thể:
Loại xét nghiệm lúc đói | Kết luận | |||
Bình thường | Nguy cơ ít | Nguy cơ cao | Đái tháo đường | |
Xét nghiệm glucose huyết tương | < 5,6 mmol/L (<100mg/dL) | 5,6 – 6,4 mmol/L (100 – 116 mg/dL) | 6,5 – 7,0 mmol/L (117-126 mg/dL) | ≥ 7,0 mmol/L (≥126mg/dL) |
Xét nghiệm glucose máu toàn phần | 4,4 mmol/L (<79 mmol/dL) | 4,4 – 5,5 mmol/L (79-99 mg/dL) | 5,6 – 6,6 mmol/L (100-119 mg/dL) | ≥6,7mmol/L (≥120mg/dL) |
Xét nghiệm máu sau ăn 2 giờ
Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách lấy máu của bệnh nhân cách bữa ăn 2 giờ. Tiêu chuẩn của bữa ăn này bao gồm: 100g carbohydrate và các thực phẩm thuộc nhóm dinh dưỡng khác.
Kết quả của xét nghiệm này được đọc như sau:
- Mắc đái tháo đường khi glucose máu từ 11,1 mmol/l trở lên:
- Bình thường khi glucose máu dưới 6,7 mmol/L.
Ngày nay, xét nghiệm này ít được sử dựng hơn bởi:
- Bệnh nhân không kiểm soát được hàm lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn của mình.
- Thời gian bữa ăn khó xác định chính xác.
- Cơ địa chuyển hóa và hấp thu đường của mỗi bệnh nhân là khác nhau.
Xét nghiệm tiểu đường bằng nghiệm pháp dung nạp đường sau 2h
Đây là phương pháp xét nghiệm cho kết quả chính xác nhất và được áp dụng phổ biến để chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Nghiệm pháp này được thực hiện thông qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Xét nghiệm glucose huyết lúc đói, sau khi bệnh nhân nhịn ăn từ 8 – 14 tiếng.
- Giai đoạn 2: Xét nghiệm glucose huyết sau 2h kể từ khi bệnh nhân uống 75g glucose. Nếu xét nghiệm thời điểm này cho kết quả nồng độ glucose máu ≥ 11,1 mmol/L thì bệnh nhân được xác định là mắc đái tháo đường.
Để xét nghiệm này có kết quả chính xác nhất, bệnh nhân cần chú ý một số yêu cầu như sau:
- Không sử dụng một số loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống viêm, thuốc tăng huyết áp,….
- Duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt bình thường trong ít nhất 3 ngày trước khi tiến hành xét nghiệm
- Bệnh nhân cần nhịn ăn hoàn toàn trong khoảng 8 – 14 tiếng trước khi làm xét nghiệm.
- Trong thời gian thực hiện xét nghiệm, bệnh nhân di chuyển nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh.
Nghiệm pháp tăng glucose máu bằng đường tĩnh mạch
Phương pháp này không phổ biến và chỉ được áp dụng cho những bệnh nhân hấp thu kém hoặc không thể dung nạp glucose bằng đường uống.
Nghiệm pháp được thực hiện bằng cách tiêm glucose trực tiếp vào tĩnh mạch của bệnh nhân với liều lượng 0,5g/kg thể trọng. Sau khi tiêm, bệnh nhân được lấy máu và xác định nồng độ glucose máu mỗi 10 phút/ lần trong 60 phút.
Nên xét nghiệm tiểu đường ở đâu?
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm tiểu đường là đơn vị thực hiện xét nghiệm. Những bệnh viện lớn có nhiều trang thiết bị hiện đại và trình độ chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai sót, cho kết quả chính xác hơn.
Nếu bạn đang băn khoăn nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường ở đâu thì dưới đây là một số gợi ý cho bạn.
Xét nghiệm tiểu đường tại Hà Nội
Tại Hà Nội và các tỉnh phía bắc, bạn có thể tìm đến các bệnh viện sau để kiểm tra xem mình có đang bị tiểu đường hay không:
- Bệnh viện nội tiết Trung ương: Bệnh viện có 2 cơ sở như sau: Cơ sở 1: Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội, cơ sở: Ngõ Thái Thịnh 2, Đống Đa, Hà Nội.
- Khoa nội tiết – Đái tháo đường thuộc bệnh viện Bạch Mai tại địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
- Trung tâm Y khoa số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tại địa chỉ: Nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
- Bệnh viện Thanh Nhàn tại địa chỉ: Số 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Đây đều là những bệnh viện có quy mô lớn, trang bị hiện đại và nhiều bác sĩ chuyên khoa đầu ngành. Lựa chọn xét nghiệm tiểu đường tại đây, bệnh nhân sẽ không cần lo lắng về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.
Xét nghiệm tiểu đường tại thành phố Hồ Chí Minh
Tại khu vực phía Nam cũng có rất nhiều bệnh viện uy tín thực hiện xét nghiệm và chẩn đoán tiểu đường. Dưới đây là một số địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân lựa chọn:
- Bệnh viện Nhân dân 115 tại địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
- Khoa Nội tiết của Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện có 3 cơ sở gồm: Cơ sở 1 tại địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP. Hồ Chí Minh, Cơ sở 2 tại địa chỉ: Số 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP. Hồ Chí Minh, Cơ sở 3 tại địa chỉ: Số 221B, Hoàng Văn Thụ, P.8, Q.PN,TP.HCM
- Bệnh viện Chợ Rẫy tại địa chỉ: Số 201B, đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện Nguyễn Tri Phương tại địa chỉ: Số 468 Nguyễn Trãi, phường 8, quận 5.
- Bệnh viện An Bình tại địa chỉ: Số 146 An Bình, phường 7, quận 5.
Xét nghiệm tiểu đường có chi phí bao nhiêu?
Tại bệnh viện, chi phí cho một lần xét nghiệm tiểu đường thường không quá cao (định lượng glucose: 40.000 đồng, xét nghiệm HbA1C: 180.000 đồng). Tuy nhiên, mức chi phí này có thể thay đổi theo từng bệnh viện và phương pháp xét nghiệm mà bệnh nhân được chỉ định. Vậy nên, để biết kết quả chính xác nhất, bệnh nhân cần liên hệ trực tiếp với bệnh viện để được báo giá.
Phải làm gì khi xét nghiệm cho thấy bạn mắc tiểu đường?
Sau khi nhận kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ tiến hành đọc kết quả và đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Những trường hợp được xác định mắc tiểu đường, bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng tăng đường huyết của mình bao gồm:
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Bạn cần xây dựng cho mình chế độ ăn thật khoa học và đảm bảo cân đối các nhóm chất dinh dưỡng.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu đường bột có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng như: cơm trắng, các loại bánh nếp, bánh ngọt, kẹo ngọt, nước ngọt, các loại chè,…
- Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ giúp đường huyết tăng từ tư như: rau, quả nhạt, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt,….
- Loại bỏ các thực phẩm không tốt như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… ra khỏi khẩu phần ăn của mình.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Xây dựng chế độ ăn kiêng dành riêng cho người tiểu đường!
Tích cực tập luyện thể dục
Các bài tập thể dục giúp cơ thể tiêu tốn năng lượng. Điều này lý giải vì sao các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân của mình vận động nhẹ nhàng sau ăn.
Ngoài ra, tại các thời điểm khác trong ngày, bạn có thể chủ động di chuyển nhiều hơn. Mỗi ngày, bạn nên dành ít nhất 30 phút cho việc tập luyện thể chất.
Sống lành mạnh
Hãy cân đối lại chế độ sinh hoạt của mình, tránh để cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng quá mức. Các nghiên cứu cho thấy, tâm trạng bất ổn trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể khiến đường huyết tăng cao. Do đó, bạn hãy duy trì cho mình tinh thần sống lạc quan đế đường huyết được kiểm soát tốt nhất.
Một lời khuyên khác cho bạn là tránh thức quá khuya và luôn đảm bảo cho mình một giấc ngủ đầy đủ mỗi ngày.
Sử dụng thảo dược giúp kiểm soát đường huyết
Một phương pháp kiểm soát đường huyết được khuyến khích trong thời gian gần đây là sử dụng Giảo cổ lam.
Những cây Giảo cổ lam 5 lá trải qua nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả kiểm soát đường huyết và mỡ máu rất tốt. Ngoài ra, sử dụng thảo dược tự nhiên là phương pháp an toàn lành tính, hạn chế tối đa nguy cơ tác dụng phụ.
Một điều đặc biệt được ưa thích ở lá Giảo cổ lam là công dụng điều hòa, giúp cân bằng đường huyết ở người bệnh tiểu đường nhưng lại hoàn toàn không tác động đến mức đường huyết ở người bình thường. Bên cạnh đó, Giảo cổ lam còn đem đến tác động tích cực cho hệ thống tim mạch, giúp phòng ngừa nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
Bởi những lý do trên, Giảo cổ lam Tuệ Linh là lựa chọn an toàn cho nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt phù hợp với bệnh nhân tiểu đường kèm theo nhiều bệnh lý khác về tim, mạch.
Để sử dụng Giảo cổ lam đạt hiệu quả bạn có thể đọc bài viết: Hướng dẫn sử dụng Giảo Cổ Lam
Lời kết
Xét nghiệm tiểu đường được ví như một “kim chỉ nam” giúp phát hiện và theo dõi tiểu đường tiến triển. Hy vọng những thông tin trong bài viết này có thể giúp bạn hiểu kỹ hơn và là cơ sở giúp bạn định hướng được cách thức chăm sóc sức khỏe phù hợp cho mình trong thời gian sắp tới.
Nguồn tham khảo
https://www.cdc.gov/diabetes/basics/getting-tested.html
https://www.healthline.com/health/diabetes-tests
Trường đã bình luận
gần đây tôi bị sút cân khá nhiều, tôi muốn đi thăm khám tiểu đường vậy nên khám ở đâu
Chuyên gia sức khỏe đã bình luận
Chào anh Trường!
Anh nên chọn các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm, máy móc hiện đại nhằm đảm bảo thăm khám và điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Chúc anh sức khỏe!